Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Hướng dẫn 1 – GS.TS. Phạm Văn Chương và Hướng dẫn 2 TS. Vũ Kim Dung
NCS Nguyễn Thị Tuyên là giảng viên hiện đang công tác tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Với sự nỗ lực, quyết tâm, Nghiên cứu sinh đã hoàn thành các thủ tục, hồ sơ để bảo vệ luận án cấp Trường.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ theo quyết định số 1392/QĐ-ĐHLN ngày 25/9/2023 của Hiệu trường trường Đại học Lâm nghiệp, với các thành viên gồm:
1. GS.TS. Trần Văn Chứ, Chức trách trong Hội đồng Chủ tịch;
2. PGS.TS. Lý Tuấn Trường, Chức trách trong Hội đồng Thư ký;
3. PGS.TS. Cao Quốc An, Chức trách trong Hội đồng Phản biện 1;
4. TS. Bùi Duy Ngọc, Chức trách trong Hội đồng Phản biện 2;
5. TS. Trần Tuấn Nghĩa, Chức trách trong Hội đồng Phản biện 3;
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chức trách trong Hội đồng Ủy viên;
7. TS. Võ Thành Minh, Chức trách trong Hội đồng Ủy viên;
GS.TS. Trần Văn Chứ, Công bố danh sách Hội đồng và thông qua chương trình
NCS. Nguyễn Thị Tuyên trình bày tóm tắt kết quả luận án, nghe các Phản biện và thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá luận án, đưa ra những góp ý và đặt câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án của nghiên cứu sinh.
Đánh gia chung, luận án đã đáp ứng yêu cầu của một luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật chế biến lâm sản, mã số 9549001, với số phiếu tán thành là 7/7 thành viên (tỷ lệ 100% tán thành). Hội đồng đánh giá cao những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, đây là công trình nghiên cứu có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, một số điểm mới của luận án như:
– Luận án nghiên cứu có tính mới, lần đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống tại Việt Nam về xử lý nhiệt – cơ cho gỗ Sa mộc trong điều kiện công nghệ và sản xuất của Việt Nam, bởi vậy có nhiều đóng góp giá trị cho khoa học và thực tiễn sản xuất.
– Về mặt học thuật, lý luận:
+ Cung cấp cơ sở lý luận của công nghệ biến tính gỗ bằng phương pháp nhiệt-cơ làm cơ sở cho việc xác định thông số công nghệ biến tính nhiệt – cơ cho gỗ rừng trồng nói chung và gỗ Sa mộc nói riêng.
+ Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ suất nén, thời gian và nhiệt độ xử lý đến chất lượng gỗ Sa mộc biến tính bằng phương pháp nhiệt-cơ để tìm ra sự thay đổi về độ bền sinh học, thành phần hóa học, cấu tạo hiển vi (SEM), tính chất vật lý và cơ học, góp phần giải thích cơ chế biến tính bằng phương pháp nhiệt-cơ cho gỗ rừng trồng nói chung và gỗ Sa mộc nói riêng.
– Về mặt thực tiễn:
+ Xác định được ảnh hưởng của biến tính gỗ bằng phương pháp nhiệt-cơ đến cấu tạo hiển vi và thành phần hóa học của gỗ Sa mộc.
+ Xác định được ảnh hưởng của tỷ suất nén, nhiệt độ và thời gian xử lý đến độ bền sinh học (khả năng kháng nấm mục nâu, nấm mục trắng và nấm biến màu), tính chất cơ vật lý của gỗ Sa mộc.
+ Tìm ra thông số công nghệ biến tính nhiệt-cơ hợp lý để cải thiện độ bền sinh học và tính chất cơ vật lý của gỗ Sa mộc.
– NCS đã công bố 03 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến kết quả nghiên cứu. Các bài báo này có nội dung từ kết quả nghiên cứu của luận án và được đăng trên các tạp chí quốc tế và trong nước có uy tín.
GS.TS. Trần Văn Chứ, công bố Quyết nghị của Hội đồng
Kết thúc buổi bảo vệ, GS.TS. Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng 365 betting thay mặt cơ sở đào tạo phát biểu ghi nhận những cố gắng nỗ lực của NCS trong thời gian tham gia đào tạo, chúc mừng và đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của luận án, mong muốn NCS. Nguyễn Thị Tuyên sẽ vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác tại đơn vị để làm tốt hơn nữa công việc chuyên môn của mình. GS.TS. Phạm Văn Điển thay mặt cơ sở đào tạo tặng hoa và trao giấy chứng nhận Đã hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Tuyên.
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ luận án
Nguồn: Phòng Đào tạo SĐH