Đó là ý kiến nhấn mạnh của ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam – Bộ Nông Nghiệp tại Hội thảo: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp” tại trường ĐH Lâm Nghiệp ngày 5/6.
Trường ĐH Lâm Nghiệp giới thiệu sản phẩm nghiên cứu khoa học tới lãnh đạo Bộ Nông nghiệp
Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện “Lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển”. Tới dự hội thảo là các đại biểu đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia các tỉnh; đại diện các trường ĐH, CĐ Trung cấp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp; đại diện các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực lâm nghiệp…
Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo đã chia sẻ góc nhìn về những yếu tố quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo hướng tự chủ và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong đó chú trọng vào công tác đào tạo, cập nhật chương trình đào tạo, cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các Trường có đào tạo ngành Lâm nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động, đáp ứng được nhu cầu của đơn vị tuyển dụng và xã hội.
Hàng trăm đại biểu tham dự hội thảo
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, cần phải cải thiện chương trình đào tạo, dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn nhà trường với doanh nghiệp; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. “Trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 các trường đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Lâm nghiệp để đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực, coi đó là học phần quan trọng của chiến lược.
Từ đó đưa ra các chỉ tiêu, số lượng và đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội” – ông Trị nhấn mạnh. Theo PGS.TS. Phí Hồng Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, chương trình đào tạo của các trường đại học cần được cập nhật bổ sung, đổi mới định kỳ để phù hợp với định hướng nghiên cứu khoa học để đảm bảo vừa nâng cao chất lượng giảng dạy vừa góp phần phát triển khoa học.
Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam ký kết với nhiều doanh nghiệp tại hội thảo
Để giải bài toán nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị: “Thiết lập kênh đào tạo có thể kết nối trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Kết nối giữa các bên sẽ tạo ra chuỗi liên kết đào tạo nguồn nhận lực. Từ đó đảm bảo lao động đào tạo ra là lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tăng chất lượng sản phẩm. Lao động tay nghề cao sẽ tạo ra các sản phẩm mang lại sự khác biệt.
Với cách làm như vậy, ngành gỗ kỳ vọng có thể tăng cường được chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra sự khác biệt sản phẩm và tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Nghệ An cho rằng, cần tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để có lực lượng lao động lành nghề, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên được vừa học, vừa làm trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, hiện rất ít công ty có chiến lược nuôi dưỡng nguồn nhân lực ngay từ năm thứ 2, thứ 3 và có kế hoạch cho sinh viên vào làm linh hoạt.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp phát biểu
Tại Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng 365 betting cho biết, nhà trường đã và đang rà soát lại 36 chương trình đào tạo hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Trong đó chú trọng xây dựng học kỳ doanh nghiệp để sinh viên không những được trang bị kiến thức lý thuyết mà còn được tiếp cận với thực tiễn ngay từ khi học năm thứ 3 ở đại học.
Hiện tại, Nhà trường đã ký kết hợp tác với cả trăm doanh nghiệp, tập đoàn lớn theo các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường, ngay tại Hội thảo này Nhà trường tiếp tục ký kết với 5 đơn vị ở các lĩnh vực khác nhau.
Tác giả: Hoàn Lê (Báo Dân trí)
Nguồn: