365 betting lối vào chính thức

Cậu bạn Hà Nội đẹp trai, giành học bổng du học 5 nước, là thủ khoa đầu vào và tốt nghiệp ĐH với số điểm cao nhất

Phan Quốc Dũng sau nhiều lần giành các học bổng ngắn hạn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chinh phục thành công học bổng du học toàn phần ERASMUS MUNDUS bậc học Thạc sỹ, ngành Quản lý Rừng nhiệt đới bền vững tại 2 quốc gia Đức và Đan Mạch.

Phan Quốc Dũng, chàng trai Hà Nội sinh năm 1995 với vẻ ngoài điển trai, gương mặt sáng, thông minh vừa nhận được học bổng du học toàn phần ERASMUS MUNDUS bậc học Thạc sỹ, ngành Quản lý Rừng nhiệt đới bền vững, học tập tại 2 quốc gia Đức và Đan Mạch.

Để đạt được thành tích này, trước đó, Quốc Dũng cũng đã bỏ túi cho mình hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ ở trong và ngoài nước như Thủ khoa đầu vào Khối A của Đại học Lâm nghiệp, Tốt nghiệp cử nhân với số điểm cao nhất toàn khoá, Danh hiệu sinh viên xuất sắc, sinh viên 5 tốt, Đại biểu Thanh niên Việt Nam tham gia chương trình: Giao lưu thanh niên ASEAN-HÀN QUỐC tại Siem Reap, Campuchia…

Là một người miệt mài dành cả thanh xuân để săn học bổng, Quốc Dũng từng du học tại 5 quốc gia trên thế giới (Đức, Đan Mạch, Liên bang Nga, Campuchia, Indonesia), bao gồm cả những học bổng toàn phần danh giá cũng như các loại học bổng ngắn hạn khác như Học bổng toàn phần của Chương trình rùa Châu Á (được đi thực nghiệm tại Vườn quốc gia Cúc Phương); Học bổng toàn phần của Khoa Lâm nghiệp, Đại học Gadjah Mada, Indonesia (học bổng du học Indonesia)

Dũng đang học tại Đại học Công nghệ Dresden, Đức. Học bổng danh giá Erasmus Mundus mà cậu vừa nhận là học bổng toàn phần hệ Thạc sĩ và tiến sĩ của Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, học bổng này chỉ dành cho sinh viên trong khối EU, những năm gần đây mới mở rộng ra cho các nước đang phát triển.

Mục tiêu của chương trình này là giúp các sinh viên xuất sắc theo học khóa Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ Erasmus Mundus hợp tác tại hai hay nhiều hơn hai trường đại học ở châu Âu. Chuyện học mỗi năm một nước, bảo vệ tốt nghiệp lại ở một nước khác đã trở thành đặc điểm của sinh viên nhận học bổng này.

Ngoài học giỏi, Quốc Dũng còn năng nổ tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện: Trưởng nhóm tính nguyện “Ngày hội làm sạch hồ Hà Nội” – The Center for Environment and Community Research (CECR) & The Vietnam Business Council for Sustainable Development (VBCSD); Trưởng nhóm “Hành động vì Hạ Long xanh” -International Union for the Conservation of Nature (IUCN), the Bhaya Grou; Chủ nhiệm CLB Tiếng Anh “Linking English with your Passion – LEP” – Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam…

Quốc Dũng sở hữu ngoại hình sáng, gương mặt thông minh cùng chiều cao lý tưởng 1m79

Chào Quốc Dũng, có rất nhiều ngành hot để du học hiện nay, tại sao bạn quyết định theo ngành Lâm nghiệp và Môi trường?

Mình lựa chọn ngành học liên quan Môi trường, Lâm nghiệp vì đó là những điều mình thực sự mê, thực sự muốn theo đuổi từ nhỏ. Trong bài luận apply, mình đã đề cập về thực trạng quản lý và sử dụng rừng của Việt Nam hiện nay và bày tỏ mong muốn sẽ được học hỏi thêm từ các giáo sư cũng như bạn bè trên thế giới về những cách hiệu quả hơn giúp bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.

Bạn quan tâm đến vấn đề gì về môi trường trên thế giới hiện nay?

Các vấn đề môi trường trên thực tế gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khỏe của con người, từ không khí, nguồn nước… Đây cũng là bài toán lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà đa phần các nước “đang phát triển” phải đối mặt. Ngoài những quy định, điều luật của chính phủ thì bản thân mỗi công dân cũng nên có những nhận thức đúng đắn về việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hạn chế xả thải rác ra môi trường… để có thể chung ta góp sức bảo vệ môi trường chung và cũng chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

Bạn nuôi dưỡng và theo đuổi giấc mơ du học từ bao giờ?

Mình đã nuôi giấc mơ du học ngay từ khi thi đậu vào trường đại học. Đó là mục tiêu và cũng là động lực để mình cố gắng học tập và phấn đấu. Mình đã tìm hiểu các nguồn học bổng của chính phủ các nước và đã quyết định apply học bổng Erasmus Mundus của liên minh châu âu ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Vì đây là một trong những học bổng danh giá bậc nhất của châu Âu với các yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt mình vừa mới ra trường, chưa có cơ hội nghiên cứu và làm việc chuyên môn nhiều nên thật lòng mình cũng không tự tin lắm. Suy nghĩ ban đầu chỉ là muốn apply thử và hy vọng sẽ có kinh nghiệm hơn cho những lần săn học bổng sau. Nhưng có lẽ may mắn đã mỉm cười khi mình nhận được email báo trúng tuyển từ hội đồng xét học bổng, vừa bất ngờ vừa vui mừng và có lẽ giây phút đó cả đời này mình cũng không thể quên được.

Từng đi du học ở khá nhiều quốc gia trên thế giới, bạn thấy điều quý giá nhất mà mình nhận được là gì?

Ngay từ khi còn học đại học, mình đã thử sức với một số chương trình trong và ngoài nước. Việc apply các chương trình cũng như các khóa học ngắn hạn này khiến mình không những được mở mang vốn hiểu biết của bản thân mà còn tạo cho mình cơ hội được gặp và giao lưu với rất nhiều bạn trẻ, những người có cùng mối quan tâm tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên như mình. Ngoài ra, mình còn có cơ hội được trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau với rất nhiều những điều thú vị và chính điều này đã thôi thúc mình nhiều hơn để đi tới quyết định săn học bổng du học sau khi tốt nghiệp.

Chân dung chàng trai Hà Nội – Phan Quốc Dũng – người từng đặt chân du học đến 5 quốc gia trên toàn thế giới

Dũng đang học tập năm đầu tiên tại Đức và sẽ sang Đan Mạch để hoàn thành khóa học vào năm sau

Dưới này là đoạn trả lời phỏng vấn nhanh của Quốc Dũng về các vấn đề liên quan đến cuộc sống du học:

1. Nghiên cứu hay làm kinh tế?

Nghiên cứu – vì đó là đam mê của mình

2. Về nước hay ở lại?

Về nước – vì đó là mục đích chính khi mình quyết định đi học. Học tập, trở về để phát triển.

3. Mức lương hay môi trường làm việc?

Nếu được cả hai thì tốt, còn không mình sẽ chọn môi trường làm việc, vì môi trường lành mạnh sẽ giúp tâm lý làm việc thoải mái hơn.

4. Con gái Việt hay con gái Tây?

Tất nhiên là con gái Việt Nam rồi.

5. Chọn trường top hay trường mình thích?

Trường mình thích, vì “khi theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.

6. Du học quốc gia lớn hay đất nước mình thích?

Tới những nơi mình thích. Quốc gia nào không quan trọng, quan trọng là mình muốn và mình yêu thích.

7. Làm việc nhóm hay độc lập?

Mình thích làm việc độc lập – sự tập trung cho công việc sẽ cao hơn.

8. Đi làm thêm hay tập trung học?

Đi làm thêm, không chỉ có thêm thu nhập mà những trải nghiệm bạn có được sẽ giúp hoàn thiện con người bạn hơn.

9. Điểm số hay kỹ năng tích luỹ được?

Kỹ năng là mấu chốt để tạo nên sự khác biệt.

Dũng đã nhận được học bổng du học và giao lưu tại 5 quốc gia trên thế giới (Đức, Đan Mạch, Liên bang Nga, Campuchia, Indonesia)

Dũng tại chương trình Giao lưu thanh niên ASEAN-HÀN QUỐC tại Siem Reap, Campuchia

Sau khi học xong, Quốc Dũng sẽ quay về nước để cống hiến

Phan Quốc Dũng – sinh năm 1995

– Thủ khoa đầu vào khối A 365 betting Việt Nam.

– Tốt nghiệp với tổng điểm học tập cao nhất toàn khóa 3.87/4.

– Học bổng toàn phần ERASMUS MUNDUS bậc học thạc sỹ, ngành Quản lý Rừng nhiệt đới bền vững, học tập tại 2 quốc gia Đức và Đan Mạch.

– Tháng 12/2017: 1 trong 16 Đại biểu Thanh niên Việt Nam tham gia chương trình: Giao lưu thanh niên ASEAN-HÀN QUỐC tại Siem Reap, Campuchia.

– Tháng 3/2017: Học bổng toàn phần của Chương trình rùa Châu Á khóa học: Các kỹ năng nghiên cứu thực địa các loại rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam.

– Tháng 8/2016: Học bổng toàn phần của Khoa Lâm nghiệp, đại học Gadjah Mada, Indonesia cho khóa học “Quản lý rừng nhiệt đới trước một thế giới đang thay đổi”.

– Tháng 4/2016: Người chiến thắng cuộc thi “Cây xanh và trái đất” được tổ chức bởi USAID Vietnam.

– Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt cấp thành phố” của BCH Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội.

– Tháng 9/2015: Giải Khuyến khích cuộc thi “Sinh viên Lâm nghiệp quốc tế lần thứ 13” tại Suzdal, Nga bởi Cơ quan Lâm nghiệp Liên bang Nga.

– Danh hiệu “Sinh viên xuất sắc” 4 năm liền.

– Trưởng ban tổ chức, trưởng nhóm tình nguyện hàng loạt chương trình trong suốt 4 năm đại học.

Nguồn: