Một trong những gian hàng tại Festival Khởi nghiệp 2018
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện suốt 15 năm qua dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên, hình thành mạng lưới cộng đồng khởi nghiệp rộng khắp các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Chương trình đã góp phần hướng tới phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội, giải quyết những bài toán về con người và sự phát triển bền vững.
Như thường lệ, trong không khí của những ngày đầu năm mới, các bạn trẻ đang mang trong mình hoài bão khát khao muốn trở thành doanh nhân lại có dịp được gặp nhau trong ngày hội Festival Khởi nghiệp. Tại đây, các bạn sẽ có nhiều điều kiện để giới thiệu tới các nhà đầu tư, các huấn luyện viên, các cố vấn về dự án mình đang ấp ủ, để rồi cùng nhóm lên tinh thần quyết chí khởi nghiệp và hiện thực hóa dự án của mình.
Trong khuôn khổ chương trình Festival Khởi nghiệp 2018, có rất nhiều gian hàng Khởi nghiệp đến tham dự.
Dự án Trang trại Gà H’Mong Yên Bái – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 – Học viện Nông nghiệp
Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng Đế – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Dự án Cà Leo- dự án do các huấn luyện viên của Chương trình Khởi nghiệp quốc gia tư vấn
Dự án Rain Coffee – dự án do các huấn luyện viên của Chương trình Khởi nghiệp quốc gia tư vấn
Đúng 14h00′, chương trình chính thức bắt đầu. Tham dự chương trình về phía đơn vị chỉ đạo và các Bộ, Ngành, các tổ chức quốc tế và các Hiệp hội Doanh nghiệp.
PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện ngân hàng; NGND.GS.TS Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp; ông Nguyễn Thái Hà – PGĐ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cao Bằng; ông Nguyễn Tuấn Điệp – Phó Hiệu trưởng trường Đại học nông lâm Bắc Giang; PGS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp.
Về phía Hội đồng tư vấn và đầu tư có: TS. Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á; ông Hoàng Văn Dũng – Phó Giám đốc Phụ trách Ban Đầu tư, Ngân hàng TMCP SHB; ông Phạm Quang Dũng– Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tasco; ông Nguyễn Thành Phương – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Điện máy điện lạnh Việt Úc (Kangaroo), Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch – TGĐ Công ty CP Đầu tư Phát triển N&G, Chủ tịch Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA); ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) – Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp SCSI; ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Nhân Hoà; ông Đàm Quang Thắng- Tổng Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hội Hoá chất Nông nghiệp Hà Nội; ông Nguyễn Khắc Thảo – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty CP DABACO Việt Nam; ông Trần Mạnh Báo –Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; ông Trịnh Hiền Trung – Tổng Giám đốc Cty dược liệu TH; bà Đỗ Vũ Phương Anh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI; ông Nguyễn Đức Hà – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Techfarm; bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc Action Coach, Phó Chủ tịch BNI Vietnam; bà Đoàn Thị Thu Nga – Giám đốc Công ty Luật Lawpro; ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty CP Sách Alpha; ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn Cao cấp Chương trình Khởi nghiệp; ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI; bà Trần Quỳnh Hương Cerella -Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Learn4life; ông Chu Tuấn Anh – Giám đốc Hệ thống đào tạo lập trình viên Quốc tế Aptech; ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT công ty Nông nghiệp Việt Thương; ông Lê Hồng Hải – Giám đốc trường Đào tạo mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia; TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn, Đào tạo và đầu tư Phát triển HLT,…
Các khách mời tới tham dự chương trình.
Về phía đơn vị tổ chức có sự hiện diện của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.
Đặc biệt là sự hiện diện của các khách mời là đại diện các trường Đại học, Cao đẳng, các doanh nhân – doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp cùng các bạn thanh niên, sinh viên…
Hội trường Festival Khởi nghiệp 2018 chật kín khách mời và các bạn thanh niên, sinh viên tới tham dự.
Chương trình Festival Khởi nghiệp 2018 được tổ chức chiều nay sẽ chia làm 02 phần: đó là phần Chào Đầu tư và Trao giải cho các dự án tham dự Cuộc thi Khởi nghiệp 2017.
8 dự án lọt vào vòng chào đầu tư gồm: Dự án đầu tiên có tên Big Lego – Đồ chơi khổng lồ của nhóm sinh viên; Dự án Công ty tổ chức sự kiện và cung ứng nhân sự từ nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Đại học Lạc Hồng); Dự án Dịch vụ Kết nối Homestay Belocals (một dự án lọt vào Top 6 của Cuộc thi Khởi nghiệp 2017) của trường ĐH Kinh tế Luật TP HCM; Dự án Trang trại Gà H’Mong Yên Bái – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 – Học viện Nông nghiệp; Dự án Rain Coffee dự án do các huấn luyện viên của Chương trình Khởi nghiệp quốc gia tư vấn; Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng Đế – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Dự án Y tế cộng đồng của Đại học Lạc Hồng – Top 15 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017; Dự án Du lịch dịch vụ TEV của Học viện Nông nghiệp
Được biết, đây là những dự án đã đạt giải hoặc lọt vào Top 15 của Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 và những năm trước đó.
Phát biểu khai mạc Festival Khởi nghiệp, Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết: “Chương trình khởi nghiệp Quốc gia năm 2017 đã đi vào những giai đoạn cuối và Ban tổ chức đã nhận được 300 dự án đầu tư đến từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có 6 dự án đã được tham gia chào đầu tư tại vòng Chung kết được tổ chức vào 2 tuần trước. Trong chương trình hôm nay, BTC sẽ trao giải cho các dự án đó”.
Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia
Ông Dũng cũng cho biết, trong chương trình ngày hôm nay, ban tổ chức đã lựa chọn 8 dự án có tính khả thi tốt nhất để chào đầu tư. Các dự án sẽ có thời gian 5 phút để trình bày về dự án và các nhà đầu tư có 7 phút để thẩm định dự án. Ban tổ chức cũng sẽ kết nối để nhà đầu tư nào quan tâm tới dự án nào sau khi chương trình kết thúc.
“Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư với các dự án là một trong những hoạt động hiện thực hoá mục tiêu Dự án khởi nghiệp Quốc gia 2017 nói riêng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp từ các bạn học sinh, sinh viên trên toàn quốc nói chung” – ông Dũng nói.
Dự án đầu tiên tham gia giới thiệu để chào đầu tư có tên Big Lego – Đồ chơi khổng lồ của nhóm sinh viên:
Đại diện dự án thuyết trình.
Đại diện dự án cho biết xuất phát từ thực tế 80% đồ chơi cho trẻ em hiện nay xuất xứ từ Trung Quốc, ít tính giáo dục và không an toàn cho trẻ, do đó nhóm đã có ý tưởng chế tạo ra món đồ chơi an toàn và kích thích sáng tạo của trẻ. Big lego dựa trên ý tưởng lego truyền thống có cải tiến khi xây dựng kích thước khổng lồ và chế trên giấy tái chế chịu lực 50-60kg. Dự kiến, nhóm sẽ phát triển theo mô hình bán và cho thuê. Nhóm mong muốn được đầu tư 300 triệu cho năm đầu tiên và dự kiến doanh thu năm đầu là 2,1 tỷ đồng.
Ông Hoàng Văn Dũng – Phụ trách Ban đầu tư Ngân hàng SHB hỏi: Khảo sát của các bạn cho biết Big lego giúp trẻ tương tác với đồ chơi và tốt sự phát triển trẻ em tốt hơn nhưng có chứng minh nào chứng minh Big lego nổi trội hơn các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn?
Ông Hoàng Văn Dũng – Phó Giám đốc Phụ trách Ban Đầu tư, Ngân hàng TMCP SHB
Đại diện Big Lego cho biết dựa trên phương pháp giáo dục Montessori dựa trên sự hoạt động tự định hướng thì Big Lego khuyến khích trẻ chơi với nhau và hứng thú hơn khi được trực tiếp chơi. Về ưu điểm hơn đồ chơi truyền thốn là ít gây hại hơn, thân thiện với môi trường, tạo sự thích thú cho bé.
Ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI hỏi: Các bạn đã thành lập cty chưa? Cần bao tiền đầu tư? Đối tượng các bạn hướng tới trẻ 6-12 tuổi không khả thi mà nên phát triển mô hình cho thuê. Nếu các bạn thực sự tâm huyết với dự án thì đến gặp trực tiếp tôi.
Đại diện Big lego cho biết nhóm đã đầu tự ban đầu 100 triệu và cần 300 triệu cho năm đầu tiên.
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc Action Coach, Phó Chủ tịch BNI Vietnam
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc Action Coach, Phó Chủ tịch BNI Vietnam hỏi: Ý tưởng của các bạn rất hay nhưng quan ngại về không gian để cất lego khi hiện nay nhiều hộ gia đình ở chung cư trong nhà nhỏ không có không gian.
Đại diện Big logo cho biết sản phẩm ban đầu ở dạng phẳng không tốn diện tích, có thể tạo không gian trong nhà. Hiện nhóm tập trung sản xuất size lớn hướng tới khách hàng thu nhập cao có không gian nhà lớn và hiện đang phát triển size nhỏ hơn phù hợp không gian nhỏ hơn.
Dự án thứ hai chào đầu tư là dự án Công ty tổ chức sự kiện và cung ứng nhân sự từ nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Đại học Lạc Hồng) – Một dự án đã thành lập doanh nghiệp và đang triển khai nằm trong Top 6 của Cuộc thi Khởi nghiệp 2017.
Đại diện dự án thuyết trình
Đại diện dự án cho biết, xuất phát từ thực tế, sinh viên ra trường có nền tảng kiến thức tuy nhiên là lại thiếu kỹ năng những bạn sinh viên là cán bộ đoàn có kỹ năng thì lại tìm được công việc chưa thực sự phù. Vì vậy, nhóm đã nung nấu ý tưởng để kết nối nhân sự là những sinh viên đến với doanh nghiệp thông qua việc trang bị cho họ thêm kỹ năng. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tìm được đúng nguồn nhân lực. Dự án này đề xuất kêu gọi 400 triệu cho 30% cổ phần.
Ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI
Ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI đề xuất mức đầu tư 500 triệu cho 55% cổ phần. Đồng thời đầu tư các dây truyền sản xuất, quản lý và đào tạo con người, đặc biệt sẵn sàng trả 20 triệu/tháng cho Giám đốc điều hành và đề nghị Đại diện dự án sẽ có trao đổi trực tiếp cùng ông sau chương trình hôm nay.
Dự án thứ ba chào đầu tư là dự án Dịch vụ Kết nối Homestay Belocals (một dự án lọt vào Top 6 của Cuộc thi Khởi nghiệp 2017) của trường ĐH Kinh tế Luật TPHCM.
Đại diện dự án thuyết trình
Đại diện dự án cho biết nhằm khai thác tối đa loại hình du lịch homestay nhóm thành lập dự án Belocals với mong muốn mang cho du khách trải nghiệm chân thực, sinh động nhất, tạo nguồn thu nhập cho các chủ homestay, đồng thời gắn với việc lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hệ thống homestay của Belocals tập trung vào phân khúc thị trường là những người trẻ từ 18-30 tuổi thích phiêu lưu và trải nghiệm mà không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí.
Bà Đỗ Vũ Phương Anh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJIđặt câu hỏi làm sao để nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và nguồn thu của loại hình homestay này khi khách du lịch sau khi dùng sản phẩm của nhóm?
Bà Đỗ Vũ Phương Anh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI
Đại diện nhóm Belocals cho biết hiện vấn đề du lịch cộng đồng nhóm đã xây dựng quy trình chất lượng homestay gồm đảm bảo chất lượng đầu vào (chọn các homestay an toàn, trật tự, có giấy phép kinh doanh); cải tiến sản phẩm từ phản hồi của du khách; hỗ trợ tốt nhất cho du khách trong quá trình lưu trú, năm đầu nhóm sẽ mở 10 văn phòng hỗ trợ tại Sapa, Hội An,… và đội cộng tác viên hỗ trợ tại địa phương.
Nhóm cũng có lên kế hoạch lịch trình cụ thể từng ngày cho du khách, có xây dựng đội ngũ content, chia sẻ review về điểm đến, homestay chất lượng.
Về kiểm soát tài chính, nhóm cho biết sẽ dựa trên chữ tín và có hợp đồng rõ ràng với chủ nhà nếu chủ nhà không cam kết sẽ đẩy chi phí hoa hồng lên 30-40%.
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc Action Coach, Phó Chủ tịch BNI Vietnam hỏi: Chiến lược kinh doanh của các bạn có gì đặc biệt? Làm sao các bạn có thể đồng nhất chất lượng dịch vụ khi phải kết nối với nhiều chủ nhà với trình độ văn hóa khác nhau?
Đại diện Belocals cho biết, ở Việt Nam chưa phân biệt homestay và housestay. Housestay là ở cùng nhưng không sinh hoạt cùng. Homestay là cùng ăn cùng ở và trải nghiệm văn hóa cùng người dân bản địa.
Hiện Việt Nam homestay còn manh mún, các trang dịch vụ chỉ tập trung vào nhà nghỉ khách sạn mà không đề cập đến trải nghiệm du khách tại địa phương. Belocals cam kết đảm bảo trải nghiệm cho du khách. Để phát triển lộ trình và chất lượng dịch vụ thì năm đầu chỉ đầu tư 10 homestay thực sự chất lượng, homestay có chất lượng sẽ được gắn Belocals và những địa điểm đạt chất lượng sẽ được nhân bản….
Dự án thứ tư chào đầu tư là Dự án Trang trại Gà H’Mong Yên Bái – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 – Học viện Nông nghiệp. Dự án của nhóm hướng đến việc bảo tồn và duy trì nguồn gen quý của giống gà nội địa H’mong của Việt Nam với đặc điểm là da đen, xương đen với nguồn dinh dưỡng cao. Theo những nguồn tin tham khảo thì mật của sản phẩm gà này có thể chữa khỏi ho cho trẻ em. Tuy nhiên, nguồn gen gà này đang dần bị mai một và lai tạp vì vậy, điều này đã thôi thúc nhóm triển khai dự án này.
Đại diện dự án thuyết trình.
Việc triển khai dự án không chỉ giúp nhóm kiếm được thu nhập mà còn giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người đồng bào dân tộc thiểu số H’mông. Dự án đề xuất kêu gọi 100 triệu cho 30% cổ phần và cam kết thực hiện theo phương châm “hợp tác cùng phát triển”.
Ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI chào đầu tư cho dự án là 100 triệu cho 35% cổ phần.
Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình
Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình sẵn sàng hỗ trợ 50% tài chính mà không thu lại bất kỳ % cổ phần nào cho việc hỗ trợ cơ sở vật chất của dự án.
Ông Nguyễn Đức Hà – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Techfarm
Ông Nguyễn Đức Hà – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Techfarm cho biết đã có hai buổi làm việc nhằm hỗ trợ tư vấn xây dựng thương hiệu và quản trị, cũng như cách thức đưa sản phẩm gà H’mong đến với gần hơn so với người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam và quốc tế.
Dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ của Công ty Agency Coaching trong một năm với trị giá 200 triệu.
Dự án thứ năm chào đầu tư là dự án Dự án Rain Coffee dự án do các huấn luyện viên của Chương trình Khởi nghiệp quốc gia tư vấn.
Đại diện dự án thuyết trình
Nhóm thành lập được 3 năm và thành lập công ty cổ phần được hơn 1 năm. Hiện nhóm có 10 quán nhượng quyền tại Hà Nội và sắp tới có quán nhượng quyền 11 tại Hải Dương. Rain coffe hiện cung ứng 17 dòng sản phẩm khác nhau và 100% từ cà phê hạt nguyên chất. Dự án đem tới cộng đồng sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và giá thành phải chăng.
Hiện nhóm đang phát triển 4 mô hình đang phát triển: sản xuất, phân phối, nhượng quyền, setup quán cà phê. Đến với chương trình chào đầu tư nhóm mong muốn kêu gọi 200.000 USD (tương đương hơn 4 tỷ đồng) để phát triển.
Nhóm hiện tập trung mô hình Farm to table đảm bảo nguồn cung từ vườn, khách hàng được nhìn tận mắt từ hạt cà phê xay tới ly cà phê đã pha chế. Nhóm cung cấp các mô hình phù hợp cho nhà đầu tư.
Là 1 trong những doanh nghiệp làm cà phê hạt cộng sinh với các nhà vườn, không thay đổi nhà cung cấp trong suốt 3 năm qua và nhóm sẽ cộng tác cùng đối tác và chỉ chiếm cổ phần nhỏ và sau 2 năm sẽ thoái vốn.
Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Việt Thương hỏi: Số vốn dùng đầu tư của các bạn dự kiến vào những hạng mục gì?
Đại diện Rain coffe cho biết hiện đã là công ty nên nhóm muốn có nguồn vốn đầu tư mở rộng để phát triển mô hình nhượng quyền để giúp người trồng cà phê và người muốn sở hữu 1 cửa hàng cà phê. 3 năm qua Rain coffe chưa đầu tư maketing quảng cáo và với số tiền gọi đầu tư thì nhóm mong muốn bỏ 25% trong số 200.000 USD để maketing cho sản phẩm, phần nhỏ để tái đầu tư cho nhà vườn, xử lý vấn đề về sơ chế, nước thải,….
Ông Triệu Văn Dương – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI hỏi: vốn điều lệ công ty là bao nhiêu? Hơn 200.000 USD huy động để làm gì? Mô hình có sức hút nhưng cách gọi đầu tư chưa thu hút.
Theo đại diện nhóm Rain coffe, 3 năm qua nhóm tập trung làm, làm vùng trồng và mang hạt cà phê ra thị trường, ổn định nguồn cà phê, tập trung cà phê Việt Nam với muốn ổn định vùng trồng cà phê, gia tăng thu nhập người dân.
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc Action Coach, Phó Chủ tịch BNI Vietnamcho hay sau cuộc chào đầu tư, tôi sẽ giúp các bạn cách trao đổi, giới thiệu, kêu gọi vốn hấp dẫn hơn.
Dự án thứ sáu chào đầu tư là dự án Sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng Đế – Top 6 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Đại diện nhóm thuyết trình
Theo thống kê của nhóm dự án, hiện nay nấm trong thị trường nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Thực tế này đã thôi thúc dự án nhập khẩu và phát triển loại nấm nhập khẩu từ Ấn Độ mang tên nấm Hoàng Đế.
Sản phẩm này có nhiều giá trị dinh dưỡng về chất béo, đạm cao hơn so với sản phẩm thông thường trên thị trường. Dự án hướng đến quy trình sản xuất từng bước chuẩn hoá VietGap từ nguồn nguyên liệu là rơm và mùn cưa. Giá bán dự kiến là 140 nghìn/kg, thị trường và khách hàng mục tiêu hướng tới là khách lẻ, tiểu thương, các nhà hàng lẩu nấm trên địa bàn Hà Nội.
Ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tascohoan nghênh ý tưởng với sản phẩm nấm hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông cũng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, cụ thể là rau sạch với giá 30 nghìn VNĐ/kg.Tuy nhiên, với những người tiêu dùng cao cấp họ vẫn đắn đo với mức giá này, mặc dù công ty hướng tới là sạch hoàn toàn, không sử dụng phân bón hoá học. Câu hỏi đặt ra là liệu với mức giá 140 nghìn VNĐ/kg liệu có hợp và khả thi?
Ông Phạm Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình cho rằng, nếu hướng tới nhóm khách hàng cao cấp tại địa bàn Hà nội thì mức giá này là hợp lý. Tuy nhiên các bạn cũng lưu ý kiến của anh Dũng.
Bà Đoàn Thị Thu Nga – Giám đốc Công ty Luật Lawpro cho biết: Tôi thích dự án và rất thích các dự án về nấm. Vì vậy tôi sẽ tài trợ về tư vấn pháp lý để dự án kiện toàn hệ thống pháp lý với tổng giá trị 300 triệu VNĐ/năm.
Bà Đoàn Thị Thu Nga – Giám đốc Công ty Luật Lawpro
Dự án thứ bảy chào đầu tư là Dự án Y tế cộng đồng của Đại học Lạc Hồng – Top 15 Cuộc thi Khởi nghiệp 2017.
Đại diện dự án thuyết trình
Dự án y tế cộng đồng của nhóm Cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dịch vụ khám chữa bệnh, vật lý trị liệu theo yêu cầu. Hiện nhóm cung cấp các video giới thiệu thông tin thuốc trên youtube.
Vốn của dự án 1 tỷ trong đó vốn cố định 100 triệu, vốn lưu động là 900 triệu. Dự kiến doanh thu năm đầu là 900 triệu gồm cả bán thuốc, mỹ phẩm và khám chữa bệnh. Dự án mong muốn kêu gọi 500 triệu tương đương 40% cổ phần.
Dự án thứ tám chào đầu tư là Du lịch dịch vụ TEV của Học viện Nông nghiệp.
Đại diện dự án thuyết trình
Đại diện nhóm cho biết, xuất phát từ nhu cầu cá nhân đi du lịch khi không được hỗ trợ về đường đi, thời tiết, địa chỉ ăn ngủ, lịch trình… nhóm TEV đã được thành lập. Mục tiêu nhóm chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm với 3 tour chính: dlu lịch trải nghiệm, du lịch kĩ năng mềm và du lịch sinh tồn. 3 loại hình này là 3 mức độ trải nghiệm khác nhau từ khám phá vùng đất mới đến việc tham gia chuỗi trò chơi của ban tổ chức và tự hoàn thiện mình tới mức độ cuối là cho những người ưa mạo hiểm, khó khăn.
Giá trị cốt lõi mong muốn mang đến sự trải nghiệm, bài học đáng nhớ sau mỗi chuyến đi và có cơ hội nhìn lại mình, trau dồi bản thân. Nhóm mong muốn kêu gọi hỗ trơ, tư vấn của các chuyên gia lĩnh vực khởi nghiệp. Hiện điểm mạnh duy nhất của nhóm là có tiềm lực nhân sự, đam mê, nhiệt huyết.
Ông Lê Anh Tuấn – Phó giám đốc Thường trực Trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên Hà Nội cho biết: Hiện trung tâm đang phát triển 2 mảng du lịch sinh viên và du lịch trải nghiệm. Trung tâm sẽ hỗ trợ dự án phát triển trong lĩnh vực tư vấn.
Ông Lê Anh Tuấn – Phó giám đốc Thường trực Trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên Hà Nội
Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT công ty Nông nghiệp Việt Thương cho biết: Công ty ở Hòa Bình có trang trại 100 ha làm du lịch trải nghiệm và sẽ hỗ trợ nếu các bạn có nhu cầu.
Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT công ty Nông nghiệp Việt Thương
Ông Lê Văn Hiên – Fouder & CEO Ontest cho hay, mô hình dễ bị sao chép nên các bạn làm sao có thể hoàn thiện và luôn thay đổi để lan nhanh đến cộng đồng.
Danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân cam kết bảo trợ đầu tư cho các dự án khởi nghiệp:
– Cty Cổ phần Sai Gon Food sẽ đầu tư mặt bằng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Dự án Trồng nấm rơm bằng phụ phẩm nông nghiệp. Trị giá đầu tư chiếm khoảng 20% tổng kinh phí dự án.
– Cty SMentor đầu tư PR xây dựng thương hiệu và Marketing cho 3 dự án phía Nam vào Chung kết Cuộc thi 2017, đó là dự án Dự án Nuôi trồng Nâm rơm trên phụ phẩm Nông nghiệp của sinh viên Đại học Nông lâm TPHCM, Dự án Dự án Dịch vụ Kết nối Homestay Belocals của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Luật – TPHCM, là dự án Công ty tổ chức sự kiện và cung ứng nhân sự từ nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của sinh viên Đại học Lạc Hồng. Trị giá đầu tư chiếm khoảng 20% tổng kinh phí thực hiện dự án cho mỗi dự án.
– Nghiệp đoàn Saikaikyo Nhật Bản sẵn sàng làm việc với hai dự án trồng nấm đang trưng bày tại chương trình Festival khởi nghiệp 2017 với số lượng 3 – 5 nhân sự sang Nhật Bản 7 tháng vừa học và vừa làm việc có thu nhập và sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Khi về Việt Nam sẽ được giới thiệu tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.
– Bà Đoàn Thu Nga – Công ty Law pro cho biết Law pro sẽ tài trợ top 10 dự án khởi nghiệp xuất sắc gói tài trợ pháp lý với tổng trị giá 500 triệu VNĐ. Ngoài ra, có 3 dự án đặc biệt, công ty Lawpro đã làm việc trực tiếp sẽ nhận được gói tài trợ Mini BMI trị giá 300 triệu VNĐ/dự án. Tổng gói tài trợ của Lawpro trị giá 1,4 tỷ VNĐ.
Bạn đang đọc bài viết tại chuyên mục của . Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư [email protected]