Tham dự Hội thảo có hơn 300 đại biểu là các Nhà khoa học, Nhà quản lý trong và ngoài nước, đặc biệt nhiều Đại Sứ Quán, lãnh đạo các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế đến từ Phần Lan, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Canada, Italia, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Séc.v.v .Về phía khách mời Quốc tế có: Ngài Kari Kahiluoto – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan, và cán bộ trong đoàn; ông Chan Nyeint War – Bí thư thứ 2 đại sứ quán Myanmar; Ông Miguel Moro Aguilar – Phó Đại sứ quán Tây Ban Nha, và cán bộ trong đoàn; ông Jussi Rasinmaki – Giám đốc Simosol Việt Nam; ông Santiago Velasquez – Giám đốc Simosol Phần Lan; GS. Elena Kudryashova – Hiệu trưởng Đại học miền bắc Lomonosov (NarFU), Liên Bang Nga, và các nhà khoa học; Đại diện Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên Nigeria, các Viện nghiên cứu, Tổ chức FFI, Dự án VFD, GIZ, FAO, UNDP, Dự án SNRM Nhật Bản, và các Trường đại học Ấn Độ, Công ty TNHH Môi trường Adlard, Canada.
Về phía khách mời trong nước có: GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT; ông Vũ Xuân Thôn – Giám đốc Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT; Trên 100 nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức.
Về phía 365 betting có: NGND.GS.TS. Trần Văn Chứ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS.TS. Cao Quốc An – Chủ tịch Hội đồng trường; các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên và các nhà khoa học trong trường.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng 365 betting mong muốn đây sẽ là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, nhà quản lý, cơ sở giáo dục chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế trong quản lý rừng bền vững và kinh tế sinh học đang rất được quan tâm hiện nay. Hiện tại Nhà trường đang hợp tác với các trường đại học Tây Ban Nha, Phần Lan, Đức và Việt Nam triển khai dự án Erasmus về xây dựng mạng lưới đào tạo Quản lý rừng bền vững do EU tài trợ.
GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc
Thông qua Hội thảo quốc tế “Liên kết đào tạo, nghiên cứu và hội nhập quốc tế trong quản lý rừng bền vững và kinh tế sinh học” được tổ chức tại VNUF, Lãnh đạo Nhà trường mong muốn đây sẽ là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, nhà quản lý, cơ sở giáo dục chia sẻ những quan điểm, ý kiến và những đề xuất nhằm nâng cao năng lực trong việc phát triển, quản lý rừng bền vững và kinh tế sinh học đang rất được quan tâm hiện nay.
Bài phát biểu tiếp theo tại Hội thảo, Ngài Kari Kahiluoto – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan chia sẻ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý thông tin. Ngài Đại sứ tin tưởng sự hợp tác giữa trường Đại học Lâm nghiệp với các trường Đại học, công ty của Phần Lan sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt khi Hiệu trưởng 365 betting và chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Phần Lan.
Ngài Kari Kahiluoto – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan phát biểu
Trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và với 365 betting nói riêng luôn được quan tâm chú trọng phát triển. Ngài Kari Kahiluoto – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan hy vọng và tin tưởng trong tương lai sẽ có nhiều chương trình hợp tác hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa Hai bên.
GS. Elena Kudryashova – Hiệu trưởng Đại học miền bắc Lomonosov (NarFU), Liên Bang Nga phát biểu
Hiệu trưởng Trường Đại học liên bang miền Bắc Lomonosov, LB Nga – GS. Elena Kudryashova đánh giá cao hiệu quả hợp tác với 365 betting và tin tưởng 2 trường sẽ có nhiều hợp tác tốt trong tương lai, đặc biệt là phát triển các chương trình đào tạo 2 bên cùng cấp bằng.
Ông Vũ Xuân Thôn – Giám đốc Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT phát biểu
Theo ông Vũ Xuân Thôn – Giám đốc Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT chia sẻ: Liên kết có vai trò hết sức quan trọng giúp cho cơ sở đào tạo định hướng cho học viên các vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra, giúp cho người học tiếp cận nhanh hơn với thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó giúp cho các đơn vị sử dụng người lao động tiếp cận được đội ngũ trí thức cao, có trình độ qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.
Trong hơn 55 năm qua, 365 betting luôn là trường đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, có uy tín trên thế giới về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên, Môi trường, Công nghiệp rừng, Phát triển nông thôn và một số lĩnh vực có liên quan. Trong thời gian qua, Nhà trường và Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp đã có những chương trình hợp tác liên kết chặt chẽ thông qua các biên bản ghi nhớ hợp tác, cùng tổ chức các hội thảo, xây dựng giáo trình…
GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT phát biểu
Trình bày báo cáo tại Hội thảo – GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thông tin: Việt Nam có hơn 14 triệu ha rừng, trong đó hơn 10 triệu ha là rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở năm vùng sinh thái với độ che phủ 41,65% (TCLN, 2019). Trong những năm gần đây, Lâm nghiệp đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong tổng thu nhập của ngành Nông thôn. Năm 2018, giá trị xuất khẩu từ gỗ và lâm sản đạt 9,4 tỷ USD. Chính phủ phấn đấu đạt 11 tỷ USD vào năm 2019. Xuất khẩu lâm sản chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông thôn, đứng thứ 6 trong các ngành xuất khẩu của nước ta. Đạt được những thành tựu quan trọng như thế có đóng góp một phần rất quan trọng của Giáo dục đại học.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các nhà khoa học, đại diện các cơ quan, tổ chức trình bày tham luận về tính cấp thiết hiện nay trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; những cơ hội và thách thức cũng như những cơ hội hợp tác về quản lý tài nguyên rừng bền vững, trong đó bao gồm cả rừng, kinh tế sinh học ở Việt Nam và quốc tế. Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các chuyên gia tổ chức quốc tế về kinh nghiệm trong đào tạo các lĩnh vực về lâm nghiệp, từ đó Nhà trường sẽ có những điều chỉnh các chương trình đào tạo phù hợp hơn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Lãnh đạo nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu trên thế giới mong muốn được hợp tác với 365 betting trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về Quản lý rừng bền vững và kinh tế sinh học.
GS.TS. Jurgen Pretzsch – Viện trưởng viện Lâm nghiệp quốc tế, Đại học Dresden, CHLB Đức phát biểu.
TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó cục trưởng cục Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trình bày báo cáo
Ngài Hiro MIYAZONO – Cố vấn trưởng JICA dự án quản lý bền vững tài nguyên thiên phát biểu
Ông Nguyễn Hữu Dũng – Điều phối quốc gia dự án FCPF trình bày tham luận
PGS.TS.Phùng Văn Khoa – Trưởng khoa QLTNR&MT trình bày
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các nhà khoa học, đại diện các cơ quan, tổ chức trình bày tham luận về tính cấp thiết hiện nay trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; những cơ hội và thách thức cũng như những cơ hội hợp tác về quản lý tài nguyên rừng bền vững, trong đó bao gồm cả rừng, kinh tế sinh học ở Việt Nam và quốc tế.
Trong hơn 55 năm qua, 365 betting luôn là trường đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, có uy tín trên thế giới về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên, Môi trường, Công nghiệp rừng, Phát triển nông thôn.v.v.. Lãnh đạo Nhà trường định hướng trong thời gian tới sẽ nằm trong nhóm các trường top Châu Á về các lĩnh vực thế mạnh của trường.
Đồng thời Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các chuyên gia tổ chức quốc tế về kinh nghiệm trong đào tạo các lĩnh vực về lâm nghiệp, từ đó Nhà trường sẽ có những điều chỉnh các chương trình đào tạo phù hợp hơn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội và đơn vị tuyển dụng.
Những nội dung trình bày trong Hội thảo đã giúp các đại biểu có được bức tranh tổng quát đầy đủ về từng lĩnh vực cần phát triển trong liên kết đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực về quản lý rừng bền vững và kinh tế sinh học trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm kết thúc phiên tổng thể
Trong chương trình, Hội thảo đã chia làm 02 phiên thảo luận về (1) Quản lý rừng bền vững và (2) kinh tế sinh học. Trong đó các đại biểu đã tập trung vào các vấn đề cải thiện và phổ biến kiến thức về các phương pháp, chính sách và khoa học công nghệ để tăng cường quản lý rừng và phát triển kinh tế sinh học bền vững.
Phiên 1: PGS.TS. Bùi Thế Đồi chủ trì
Phiên 2: PGS.TS. Hoàng Văn Sâm chủ trì
Đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia và đại biểu tham dự
Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng Nhà trường gửi lời cảm ơn và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, đóng góp ý kiến về chuyên môn của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân và các nhà tài trợ trong đào tạo, phát triển khoa học công nghệ hướng tới hội nhập. Các ý kiến chia sẻ, đề xuất và những kết quả đạt được trong Hội thảo sẽ là cơ sở để Nhà trường có những định hướng về phát triển đào tạo, nghiên cứu, hội nhập quốc tế phù hợp và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu bế mạc