Hội đồng đánh giá luận án có mặt 06/07 thành viên theo quyết định số: 46/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La“. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Việt Hà và TS. Hà Quang Khải.
Sau khi nghe NCS Nguyễn Hoàng Hương trình bày tóm tắt kết quả luận án, Thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá và tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh; mã số: 9620205 với số phiếu tán thành là 06/07. Thay mặt Hội đồng, PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Chủ tịch Hội đồng đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn, đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót về nội dung, hình thức của Luận án để NCS tiếp thu và khắc phục.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
– Về mặt học thuật: Luận án đã định lượng được biến động của một số chỉ tiêu cáu trúc và một số nhân tố điều tra lâm phần có sự thay đổi tích cực khi thời gia bỏ hóa tăng; Định lượng được sự gia tăng về tính đa dạng loài thực vật qua các thời kì bỏ hóa khác nhau bằng các chỉ số đa dạng qua hàm liên kết Shannon – Wiener và các chỉ số Simpson cho cả tầng cây cao (10 -15 năm) và cây tái sinh (5 -10 -15 năm).
Kết quả nghiên cứu của luận án là một minh chứng về quan điểm tiềm năng PHR nói chung và PHR sau nương rẫy nói riêng là phục hồi về độ phì của đất, ngoài các yếu tố về nguồn giống và thoái hóa đất. Phục hồi độ phì nhiêu của đất thông qua các đặc tính lí, hóa và hoạt động của vi sinh vật đất luôn gắn liền với phục hồi của thảm thực vật và đây là mối quan hệ nhân quả.
Luận án đã bước đầu đề xuất được những ứng dụng từ kết quả nghiên cứu thông qua việc xây dựng bảng tra các tiêu chí rừng phục hồi SNR theo thời gian bỏ hóa và biện pháp xử lí lâm sinh cho rừng PH sau CTNR.
– Về mặt lý luận: Luận án đã xác định rõ được đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần xã thực vật rừng và lượng hóa được một số tính chất lí, hóa, sinh học của đất sau canh tác nương rẫy ở các mốc thời gian bỏ hóa 5, 10, 15 năm.
– Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Luận án đã xác định được 3 nhân tố chính ảnh hưởng tới chiều hưởng và tốc độ PHR sau nương rẫy thông qua định lượng: cấu trúc thảm thực vật; đặc tính lí, hóa đất rừng; số lượng và chất lượng VSV đất.
Luận án đã xác định được khoảng thời gian cần thiết để hình thành rừng và phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất (độ phì nhiêu) gần giống với rừng tự nhiên không bị tác động tối thiểu là 10 năm.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án
PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Chủ tịch hội đồng điều hành buổi Lễ bảo vệ
Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Hoàng Hương tự tin bảo vệ luận án trước Hội đồng
Các thành viên Hội đồng đọc bản nhận xét đánh giá Luận án
PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng, đại diện 365 betting phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS