365 betting lối vào chính thức

Phát hiện quần thể gần 40 cây Thanh mai cổ thụ trong rừng Si Ma Cai

Mới đây của các nhà khoa học lâm nghiệp đã phát hiện quần thể gần 40 cây Thanh mai cổ thụ phân bố trên diện tích rừng tự nhiên tại xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

PGS.TS. Trần Ngọc Hải tìm hiểu cây Thanh mai tại thôn Ngải Phòng Chồ, xã Quan Hồ Thẩn. (Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai)

Cây Thanh mai hay còn gọi là cây dâu rượu, thuộc họ Dâu rượu (Myricaceae); là loài thực vật bản địa của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mấy năm nay, quả cây Thanh mai được người tiêu dùng của các thành phố lớn săn tìm mua với giá cao về để làm thuốc hay ngâm rượu, ngâm đường pha chế nước giải khát mùa hè.

Đoàn khảo sát với PGS.TS. Trần Ngọc Hải – Phó trưởng khoa Quản lý tài nguyên rừng, 365 betting và đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã tiến hành đợt nghiên cứu loài cây bản địa tại huyện vùng cao Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai).

Qua quá trình khảo sát tại thôn Ngải Phóng Chồ đã phát hiện quần thể gần 40 cây Thanh mai, phân bố tự nhiên trên diện tích rừng khoảng 3 ha.

Những quả Thanh mai PGS.TS. Trần Ngọc Hải thu hoạch tại thôn Ngải Phòng Chồ.

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: “Theo tài liệu nghiên cứu, cây Thanh mai ở Việt Nam có 1 chi với 2 loài là Myrica esculenta Buch.-Ham. ex D.Don và Myrica rubra Sieb. & Zucc., chủ yếu mọc trong rừng tự nhiên; phân bố tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung”.

Thanh mai là cây gỗ nhỏ, chiều cao thường đạt 9 – 10m, có tán rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa kết quả nên năng suất quả khá cao. Vì vậy cây thanh mai đạt yêu cầu cả về cây phòng hộ kết hợp với hiệu quả kinh tế.

Quả Thanh mai có vị ngọt, chua, mát rất đặc trưng nên các sản phẩm chế biến từ quả này được nhiều người ưa thích. Người dân vùng núi thường thu hái quả thanh mai làm dược liệu, chế biến thành nước giải khát, rượu vang, ô mai, mứt… để bán.

Hiện nay, việc nghiên cứu các loài cây lâm nghiệp bản địa như cây Thanh mai vừa đem lại kinh tế cho người dân, tạo ra các sản phẩm đặc hữu vùng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và vừa có tác dụng phòng hộ đầu nguồn lâu dài.

Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh mai chưa được quan tâm; chưa có mô hình trồng Thanh mai vừa lấy quả vừa gắn với phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn.

Để phát triển kinh lế lâm nghiệp gắn với phát triển rừng bền vững, cần tuyển chọn cây trội của loài Thanh mai mọc trong rừng tự nhiên như ở vùng cao Si Ma Cai, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng rừng cũng như thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến quả Thanh mai cho khai thác và phát triển bền vững loài cây quý này.

Theo Đông y, quả Thanh mai có vị chua ngọt và thơm, có tác dụng bổ phổi và dịu đau dạ dày, làm lợi trung tiện. Trong y học, người ta thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, và lỵ. Hạt được sử dụng chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; vỏ thân và vỏ rễ sắc uống điều trị các bệnh về da…

 

Tác giả: Phạm Ngọc Triển – Báo Dân trí

Nguồn: