365 betting lối vào chính thức

Quy hoạch rừng bài bản như… Hà Giang

Làm sao để người dân không chỉ thoát nghèo mà sống tốt từ rừng luôn là bài toán đau đáu với ngành lâm nghiệp nhiều thập kỷ qua. Báo NNVN xin giới thiệu loạt bài về những vùng đất ‘Sống tốt từ rừng’.

Là tỉnh nghèo thuộc đề án 30a của Chính phủ, có trên 86% diện tích đất dốc từ 15 độ trở lên với 19 dân tộc sinh sống, có thể nói rừng đóng vai trò sống còn với kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang.

Hà Giang là một trong những tỉnh có quy hoạch, chiến lược về lâm nghiệp bài bản ở khu vực miền núi phía Bắc

Trong 2 năm trở lại đây, Hà Giang nổi lên là một trong những địa phương có quy hoạch, chiến lược phát triển lâm nghiệp bài bản cũng như nhiều mô hình nghề rừng sáng tạo, mới mẻ và hiệu quả nhất miền núi phía Bắc.  

Dấu ấn lớn

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết, có được những kết quả rõ nét trong lĩnh vực lâm nghiệp như ngày hôm nay, Hà Giang ghi nhận công sức đóng góp rất lớn của GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Hiệu trưởng 365 betting hiện đang biệt phái làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh này.

Theo ông Vinh, chỉ trong 2 năm công tác tại Hà Giang, chính GS.TS Phạm Văn Điển đã định hình được hướng đi cho ngành lâm nghiệp tỉnh nhà cả trước mắt lẫn trong tương lai, với khối lượng công việc bằng nhiều năm trước cộng lại.

Bởi thực tế, dù chiếm 71,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (566.545,2ha), song ngành lâm nghiệp Hà Giang những năm qua chỉ đóng góp trên 3% GDP toàn tỉnh. Còn dưới con mắt GS.TS Phạm Văn Điển, lâm nghiệp Hà Giang chính là một kho báu khổng lồ.

Theo đề án phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng 2030 thì mục tiêu của tỉnh đến 2020 trữ lượng bình quân/ha rừng tự nhiên tăng tối thiểu 5 – 7% so với 2015. Hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng tăng tối thiểu 15%. Có ít nhất 30% đất không có rừng tự nhiên được tác động thành rừng bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao, cải tạo môi trường tốt. Độ che phủ rừng trong tỉnh đạt 58%, trong đó độ che phủ rừng tự nhiên chiếm tối thiểu 40%.

Thực tế, dù chiếm 71,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (566.545.2ha), song ngành lâm nghiệp Hà Giang những năm qua chỉ đóng góp trên 3% GDP toàn tỉnh

Về mặt xã hội, phấn đấu 100% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh sẽ được giao, cho thuê, khoán bảo vệ để rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh cực bắc Tổ quốc này có chủ nhân đích thực. Đặc biệt về kinh tế, Hà Giang đặt mục tiêu tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành bình quân/năm đạt tối thiểu 1.080 tỷ đồng. Tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 14 – 16%. Năng suất rừng trồng mới tăng ít nhất 1,2 – 1,5 lần vào 2020 và 1,5 – 1,8 lần vào năm 2025.

Rừng chuyển mình

Nếu như nhiều năm trước, Hà Giang cũng như nhiều tỉnh miền núi có nhiều rừng cứ loay hoay tìm hướng phát triển bền vững từ lâm nghiệp, song luôn bị mâu thuẫn giữa việc bảo tồn, bảo vệ với phát triển kinh tế. Còn với đề án mới, Hà Giang đã có những định hướng, mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, sắc nét nhằm giải quyết được cả bài toán phòng hộ lẫn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.

Theo đó, với rừng đặc dụng, Hà Giang sẽ phát triển theo hướng bảo tồn kết hợp với kinh doanh dịch vụ hệ sinh thái rừng (dịch vụ bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; dịch vụ phòng hộ đầu nguồn; dịch vụ tích lũy carbon). Giữ nguyên diện tích rừng hiện có (50.994ha). Đẩy mạnh phát triển rừng và kinh tế, xã hội vùng đệm. Phát triển mô hình quản lý liên kết rừng đặc dụng. Đầu tư xây dựng, kết nối hoạt động du lịch sinh thái ở rừng đặc dụng với du lịch và lễ hội ở Cao nguyên đá Đồng Văn.

Với rừng phòng hộ, giữ nguyên diện tích đất rừng phòng hộ đã có. Ưu tiên giải pháp khoanh nuôi tái sinh đối với rừng phòng hộ. Phát triển rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thành rừng phòng hộ cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Chuyển một phần diện tích đất rừng phòng hộ ít xung yếu là rừng trồng hoặc chưa có rừng (khoảng 20%) thành rừng sản xuất.

Riêng với rừng sản xuất, có thể mở rộng diện tích đất rừng sản xuất từ 260.675,5ha thành xấp xỉ 300.000ha, trong đó diện tích rừng trồng gỗ nhỏ từ 130.000 – 140.000ha, rừng trồng gỗ lớn 30.000 – 40.000ha ở vùng có điều kiện về đất đai, như Hoàng Su Phì, Xín Mần; còn lại là rừng tự nhiên.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 trữ lượng bình quân/ha rừng tự nhiên tối tiểu tăng 5 – 7% so với 201

Thực hiện thâm canh rừng trồng và rừng tự nhiên nhằm tăng năng suất rừng hiện có lên ít nhất 15 – 20%, tăng năng suất rừng trồng mới lên ít nhất 50% so với hiện tại vào năm 2020. Ưu tiên trồng rừng gỗ lớn ở điều kiện vận xuất, vận chuyển khó khăn, trồng rừng gỗ nhỏ ở điều kiện vận xuất, vận chuyển thuận lợi. Phát triển hạ tầng lâm nghiệp ở vùng rừng sản xuất, đặc biệt là đường vận xuất và hạ tầng phục vụ PCCCR. Thúc đẩy quá trình hưởng lợi từ tăng trưởng của rừng tự nhiên là rừng sản xuất.

Giá trị dịch vụ của loại rừng này gồm: gỗ nhỏ từ rừng có chu kỳ kinh doanh ngắn; gỗ lớn, gỗ quý từ rừng có chu kỳ kinh doanh dài; gỗ quý từ cây trồng phân tán; các lâm sản ngoài gỗ.

Định hướng phát triển rừng theo tiểu vùng, 4 huyện vùng cao núi đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh tập trung bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi các diện tích rừng đang tái sinh. Phát triển rừng cung cấp gỗ củi và lâm sản ngoài gỗ, trong đó có rừng cung cấp dược thảo. Ưu tiên trồng cây phân tán bằng loài cây bản địa, có giá trị kinh tế cao; khuyến khích trồng cây phân tán để cung cấp củi và gỗ gia dụng.

Thực hiện nông lâm kết hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, có thể trồng cây gỗ phân tán vào đất cỏ hoặc trồng cỏ vào đất rừng. Kết hợp bảo tồn rừng với phát triển du lịch và dịch vụ môi trường rừng. Chú trọng phát triển rừng ở khu vực hành lang đường Hạnh Phúc.

Hai huyện vùng cao núi đất phía tây là Xí Mần, Hoàng Su Phì điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, địa hình cao và dốc. Phương hướng phát triển rừng ở đây cần ưu tiên giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi và phát triển rừng trồng cây gỗ quý, gỗ lớn kết hợp với kinh doanh lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Chuyển đổi trồng màu thành mô hình rừng nông lâm kết hợp (rừng + cỏ).

Các huyện vùng thấp Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên: Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị rừng sản xuất gắn với xúc tiến thị trường tiêu thụ và chế biến lâm sản. Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ tập trung (khoảng trên 80.000ha). Cải tạo diện tích rừng nghèo kiệt để mở rộng diện tích rừng sản xuất theo quy mô cánh rừng mẫu lớn với sự liên doanh sản xuất theo hình thức HTX, nhóm hộ, doanh nghiệp và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Khai thác bình quân gần 10.000 ha/năm.

+ Với rừng trồng, Hà Giang tập trung nâng cao chất lượng và giá trị của rừng trồng bằng giải pháp thâm canh rừng, từ khâu sử dụng giống tốt, chăm sóc, nuôi dưỡng đến khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ. Trước mắt cần tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ thành rừng. Khuyến khích trồng rừng gỗ lớn. Liên kết với các cơ sở chế biến và khai thông thị trường lâm sản để tiếp tục nâng cao giá trị của rừng.

+ Hà Giang khuyến khích phát triển rừng nông lâm kết hợp theo hướng rừng cung cấp lương thực, thực phẩm; rừng cung cấp thức ăn cho gia súc; xây dựng nền nông nghiệp trú ẩn dưới tán rừng; phát triển mô hình “trồng cỏ vào rừng”. Khai thác cây lâm sản ngoài gỗ gắn với bảo tồn và phát triển rừng, đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ là cây thân gỗ; các loài cho sản phẩm dược liệu tự nhiên có giá trị kinh tế cao trên diện tích đất lâm nghiệp được giao để thu hút lao động khu vực nông thôn.

 

Nguồn: Nguyên Huân – Báo Nông nghiệp Việt Nam