GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, hội thảo là diễn đàn quan trọng để các cơ quan, các tổ chức, các chuyên gia chia sẻ, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế suy thoái đất và chống sa mạc hóa tại Việt Nam; gắn với việc thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành lâm nghiệp theo chiến lược, chương trình và kế hoạch của ngành.
Đồng thời, đây là cơ sở để triển khai các nội dung của luật lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp hướng tới phát triển lâm nghiệp là một ngành kinh tế và kinh tế vì môi trường.
Một số ý kiến trao đổi của các đại biểu.
Theo báo cáo tại hội thảo, năm 1990 có 110 nước với 900 triệu dân và 25% diện tích đất đai bị ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa. Đến năm 2017, sa mạc hóa và suy thoái đất đã lan tới 168 nước, ảnh hưởng tới 1,3 tỷ dân và 27% diện tích đất toàn cầu. Diện tích đất bị mất do sa mạc hóa là 12 triệu ha.
Tại Việt Nam, tính đến năm 2016, diện tích đất bị suy thoái trên phạm vi toàn quốc khoảng 1,3 triệu ha, chiếm 4% diện tích, diện tích có dấu hiệu suy thoái khoảng 2,4 triệu ha chiếm 7,3% và diện tích có nguy cơ suy thoái khoảng 6,7 triệu ha chiếm 20,3 % lãnh thổ.
Tuy nhiên, tổng diện tích đất có vấn đề cần được quan tâm của Việt Nam vào khoảng hơn 10 triệu ha, chiếm đến 31% diện tích lãnh thổ đất liền. Trong đó, diện tích đất suy thoái đang diễn ra ở nhiều đối tượng với nhiều mức độ khác nhau.
GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.
Tại hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, tình trạng sa mạc hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển bền vững ở tất cả các mặt của đời sống, trong đó có an toàn sinh thái, an ninh xã hội, an ninh lương thực. Suy thoái đất là suy giảm năng suất sinh học và hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Hiện nay tình trạng sa mạc hóa nguyên nhân chính là do việc sử dụng đất không hợp lý gây ra. Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp tổng thể trong đó có giải pháp căn bản là phát triển lâm nghiệp bền vững, gắn bảo vệ phát triển rừng với bảo vệ môi trường, an ninh, sinh thái chống sa mạc hóa và suy thái đất ở Việt Nam…
GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp
Theo GS.TS. Trần Văn Chứ, hiện nay sa mạc hóa là vấn đề môi trường lớn cần có sự chung tay của cộng đồng, trong đó cần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những nơi có nguy cơ bị sa mạc hóa.
GS Chứ nhấn mạnh, cần xây dựng và triển khai có hiệu quả về chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để hạn chế sa mạc hóa ở Việt Nam. 365 betting mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, Ban Ngành, và các chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong bảo vệ và phát triển rừng và giải quyết vấn đề sa mạc hóa, góp phần giảm thiểu sa mạc hóa ở Việt Nam.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ quan, tổ chức, trường đại học, địa phương đã bàn thảo, trao đổi về thực trạng, nguyên nhân của sa mạc hóa, suy thoái đất và đưa ra những giải pháp, đề xuất cho Việt Nam.
Trong đó các ý kiến đều nhấn mạnh tới quản lý rừng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ra giải pháp nông – lâm kết hợp nhằm chống suy thoái đất và cải thiện sinh kế, quản lý lập địa bền vững, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện sinh kế cho người dân vùng có nguy cơ sa mạc hóa và suy thoái đất…
Nguồn: