365 betting Việt Nam vừa tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp Lâm nghiệp 2017” nhằm mục tiêu khuyến khích, phát huy tính sáng tạo, khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học, phong trào lập thân lập nghiệp của sinh viên.
Dự án sinh viên hút vốn đầu tư
Với sự đam mê và nỗ lực học hỏi về trồng nấm suốt 02 năm qua, Dự án sản xuất và kinh doanh nấm hương trong phòng lạnh của sinh viên Trịnh Huy Minh đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc một cách đầy thuyết phục.
Sinh viên Trịnh Huy Minh chia sẻ về ý tưởng dự án: “Nấm hương thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-160C. Nhưng hiện nay ở nước ta chỉ trồng được nấm hương vào mùa đông, hoặc vùng núi cao, giá cả nhập trên thị trường rất đắt. Do đó, Huy Minh đã quyết định tìm hiểu, nghiên cứu mô hình trồng nấm hương trong nhà lạnh, duy trì nhiệt độ ở mức ổn định để được thu hoạch quanh năm”.
Cơ sở trồng nấm của Minh nằm trên mảnh đất rộng 200m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3/2017, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 40m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn, vừa tiện cho việc vừa học vừa nghiên cứu.
Khó khăn lớn nhất của Minh hiện nay là vấn đề kỹ thuật, quy mô sản xuất nhỏ nên vấn đề về các nguyên liệu đầu vào phải chịu chí phí cao, phải nhập từ cơ sở khác, đặc biệt đòi hỏi luôn thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật cấy ghép, nếu không sẽ làm hỏng quả thể nấm.
Những thành công bước đầu, Huy Minh cho biết: “Vụ thu hoạch đầu tiên được khoảng 1 tấn nấm hương tươi trị giá khoảng 100 triệu. Thế nhưng số tiền thu được cũng chỉ vừa đủ để trang trải sống và hoạt động đầu tư phôi nấm cho vụ tiếp theo. Sau gần một năm nghiên cứu và nuôi trồng quả thể, hiện nay các vụ nấm hương đã được sản xuất gối nhau và có thể cho thu hoạch quanh năm, dự kiến thu về trị giá đến 500 triệu/năm”.
Điều đặc biệt, ngay trong chung kết cuộc thi, Huy Minh không dấu được niềm vui, khi bất ngờ được 3 doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tư vốn cho dự án. Đây là một sự giúp đỡ rất lớn về cả mặt tinh thần lẫn vật chất để đưa sản phẩm của Minh xuất hiện trên thị trường nhiều hơn. Dự án thành công sẽ mở ra một hướng đi mới, yếu tố cạnh tranh mới với các nguồn hàng nấm hương nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc…
Điểm sáng trường Lâm nghiệp
Ngay sau khi giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp Lâm nghiệp, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhiều hơn với Huy Minh về niềm đam mê với trồng Nấm. Chúng tôi đã không khỏi bất ngờ khi biết, Huy Minh không những là chàng sinh viên tài năng của Lâm nghiệp, mà còn là cử nhân Quản trị kinh doanh – Đại học Ngoại thương.
Huy Minh trình bày dự án trồng nấm của mình
Huy Minh giải thích: “Lần đầu đến với trang trại nấm Ba Vì (HN), để tìm kiếm nguồn hàng tập kinh doanh, càng về sau, khi tìm hiểu nhiều hơn, tôi thấy nấm cũng thú vị, như bị cuốn hút vào. Tôi thấy thị trường nấm cũng tiềm năng, nên tôi đã nhen nhóm ý tưởng theo đuổi con đường trồng nấm”.
Ban đầu, khi nghe về quyết định chuyển sang trồng nấm, mọi người trong gia đình phản đối, nhất là bố của tôi. Bố không đồng ý việc chuyển sang làm trái ngành trái nghề khi tôi là cử nhân của một trường lớn, vì bố kì vọng tôi làm trong một cơ quan Nhà nước và ở gần gia đình. Nhưng bố tôi vẫn động viên và giúp đỡ về mặt kinh tế trong những bước đầu khởi nghiệp”.
Kì thi Đại học 2016, đánh dấu bước chuyển mình của Huy Minh khi cậu sinh viên đam mê trồng nấm chính thức trở thành sinh viên trường ĐH Lâm nghiệp ngành Công nghệ sinh học và được nhà trường cho mượn đất làm trang trại.
Trên con đường theo đuổi đam mê của mình, người đồng hành duy nhất của Huy Minh chính là mẹ. Vì lo lắng cho con nên mẹ Minh đã xa nhà để ra Hà Nội, chăm lo và phụ giúp con trai công việc ở trang trại nấm.
Về công việc sắp tới, Minh dự định sẽ sản xuất thành quy trình khép kín, không phụ thuộc quá nhiều vào các cơ sở cung cấp giống. Bên cạnh đó, Minh sẽ sử dụng các sản phẩm này để chế biến thành các hoạt chất quý chữa bệnh ung thư, thừa mỡ máu, tiểu đường. Và hi vọng sau 5 năm nữa sẽ có 1000m2 đất trồng thu 100 triệu đồng/tháng, 2 tấn nấm/tháng. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Cuộc thi ” Khởi nghiệp Lâm nghiệp 2017″ mùa thứ 2, đã thu hút được 50 dự án tham dự, 6 dự án lọt vào chung kết gồm: – Dự án Ảnh nghệ thuật không gian 3D – Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm hương trong phòng lạnh – Dự án Sản xuất đồ chơi thông minh cho học sinh mầm non và tiểu học từ gỗ Quế – Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp ăn Hoàng Đế chất lượng cao theo chu trình khép kín – Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm dược liệu chất lượng cao – Dự án Trang trại Gà HLT Mỗi đội có 20 phút báo cáo, thuyết trình, phản biện và bảo vệ dự án trước hội đồng ban giám khảo gồm các chuyên gia, nhà đầu tư lớn trong ngành lâm nghiệp. GS.TS Phạm Văn Chương, Phó Hiệu trưởng nhà trường: “Tiếp nối thành công từ mùa 1, đến với mùa 2 đã có rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp từ giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường gửi tham dự . Cuộc thi là điều kiện giúp sinh viên – thanh niên có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác. “Năm nay, số lượng, quy mô và tính ứng dụng của các dự án tham dự có chất lượng cao hơn các năm trước. Nhiều dự án với thời gian thực hiện ngắn nhưng cũng đã có những sản phẩm minh họa đầu tiên được nghiên cứu và đưa vào sản xuất” – GS Chương nhận định. |
Nguồn: